Kinh Nghiệm Xây Giếng Trời Hợp Phong Thủy “Không Nên” Bỏ Lỡ

giếng trời

Giếng trời là công trình được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng từ nhà ở dân dụng đến các cơ quan, văn phòng. Ngoài tác dụng giúp lưu thông không khí, tạo độ thông thoáng nó còn có tính thẩm mỹ và phong thủy. Do đó khi thiết kế cần cân nhắc, tính toán chi tiết để đảm bảo vai trò mà nó mang lại.
Vậy giếng trời là gì? làm thế nào để thiết kế giếng phù hợp, đúng kỹ thuật, đẹp và chuẩn phong thủy nhất, hãy cùng theo dõi ngay sau đây;

Giếng trời là gì?

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng. Kiểu thiết kế này là giải pháp mang tới sự thông thoáng cho các căn nhà ống, tòa nhà chung cư, gia đình thành thị áp dụng.

Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần chính gồm đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng trong đó:

+ Đáy giếng: là tầng thấp nhất của ngôi nhà, vị trí đáy giếng thường được kết hợp thiết kế thành phòng khách, phòng ăn, khu vực cầu thang hoặc ở cuối nhà.

+ Thân giếng: kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà, giúp mang ánh sáng tự nhiên đến từng ngóc ngách của căn nhà.

+ Đỉnh giếng: là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Chất liệu làm đỉnh giếng có thể là tôn, kính, vật liệu tổng hợp,…

giếng trời

Vai trò của giếng trời trong xây dựng nhà

Mục đích xây dựng giếng trời mang đến nhiều vai trò trong việc xây dựng nhà ở. Cụ thể như sau:

Giúp lấy sáng tự nhiên

Giếng trời giúp thu nhận ánh sáng tự nhiên từ mái nhà, giúp các không gian trong nhà được chiếu sáng đầy đủ. Đối với những công trình nhà phố, nhà cao tầng, diện tích nhỏ thì giếng trời có vai trò quan trọng vì thường các công trình này có mặt tiền nhỏ, hẹp, chiều sâu lớn nên hạn chế ánh sáng.

giếng trời

Điều hòa không khí

Giếng trời tạo ra sự lưu thông không khí trong nhà, giúp nhà thông thoáng, mát mẻ, giảm bớt sự oi bức, đặc biệt là vào mùa hè. Ngoài ra nó còn bớt đi sự âm u của mùa đông. Bởi giếng trời lấy gió tự nhiên từ bên ngoài, điều hòa không khí lưu thông bên ngoài.

giếng trời

Tiết kiệm điện năng

Giếng trời giúp tiết kiệm điện năng rõ rệt, bởi ảnh sáng tự nhiên giúp chủ nhà tiết kiệm được nhiều điện năng và hệ thống làm mát trong nhà. Điều này giúp mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm khoản khá lớn vấn đề điện năng và bảo vệ môi trường.

giếng trời

Có ý nghĩa phong thủy

Giếng trời không những tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và độc đáo. Giếng trời được xem là nơi đón tài lộc, vượng khí vào nhà.Nó giúp cân bằng âm dương, tạo sự hài hòa cho ngôi nhà.

Ngoài ra giếng trời giúp hóa giải điểm xấu,mang lại may mắn cho gia chủ.

thiết kế giếng trời

Kích thước giếng trời bao nhiêu hợp phong thủy?

Kích thước giếng trời phụ thuộc vào diện tích căn nhà nhưng không nên nhỏ hơn 1m2, nhà càng cao thị giếng trời càng rộng.

Thông thường, diện tích giếng trời thường chiếm 10% diện tích xây dựng nhà ở. Nếu nhà hơn 100m2 mặt bằng xây dựng thì nên chừa độ thông thoáng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc hình dạng cũng như cao độ ngôi nhà để tạo diện tích trống tương ứng cho không khí lưu thông.

Kích thước giếng trời hợp lý khoảng từ 4 – 6m2. Đây là diện tích được tính toán kỹ lưỡng, tạo sự thông thoáng, mát mẻ. Theo quy luật, kích thước nhỏ hơn 5% diện tích sàn (phòng nhiều cửa sổ), nhỏ hơn 15% tổng mặt sàn (phòng ít cửa sổ). Diện tích tối thiểu của giếng trời là 450 x 450.

Để có thể tính toán cụ thể, chính xác bạn nên thuê kiến trúc sư chuyên nghiệp hoặc bên xây nhà trọn gói uy tín. Đội ngũ kỹ sư giỏi giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn, thiết kế hệ thống giếng trời phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn.

giếng trời

Các vị trí thường thiết kế giếng trời

Giếng trời là một phần không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại, mang lại nhiều lợi ích về mặt công năng, thẩm mỹ và phong thủy. Vị trí đặt giếng trời ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng và vẻ đẹp của ngôi nhà. Dưới đây là một số vị trí thường được thiết kế giếng trời:

Giếng trời giữa nhà

  • Vị trí này giúp lấy sáng và thông gió cho toàn bộ ngôi nhà, đặc biệt hiệu quả cho nhà ống hẹp.
  • Giếng trời giữa nhà tạo điểm nhấn ấn tượng, tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý về vấn đề an toàn, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
    giếng trời giữa nhà

Giếng trời sau nhà

  • Vị trí này giúp lấy sáng và thông gió cho khu vực bếp, nhà vệ sinh và các phòng ngủ phía sau nhà.
  • Giếng trời sau nhà tạo sự riêng tư và yên tĩnh cho các khu vực sinh hoạt.
  • Cần lưu ý về vấn đề chống thấm và thoát nước cho giếng trời.
    giếng trời sau nhà

Giếng trời cầu thang

  • Vị trí này giúp lấy sáng và thông gió cho khu vực cầu thang, tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi.
  • Giếng trời cầu thang giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà.
  • Cần lưu ý về vấn đề an toàn và đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu cầu thang.
    giếng trời cầu thang đẹp

Giếng trời phòng khách

  • Vị trí này giúp lấy sáng và tạo điểm nhấn cho phòng khách, mang đến cảm giác sang trọng và hiện đại.
  • Giếng trời phòng khách giúp kết nối không gian trong nhà với thiên nhiên.
  • Cần lưu ý về vấn đề bảo quản nội thất và chống thấm cho giếng trời.

Ngoài những vị trí trên, giếng trời còn có thể được thiết kế ở nhiều vị trí khác trong nhà như: hành lang, khu vực làm việc, v.v. Việc lựa chọn vị trí thiết kế giếng trời cần dựa trên nhiều yếu tố như: diện tích nhà, nhu cầu sử dụng, phong thủy, v.v.

giếng trời phòng khách

Lưu ý khi thiết kế giếng trời

Giếng trời là một giải pháp thiết kế hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho ngôi nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn cho người sử dụng.

+ Vị trí:

  • Lựa chọn vị trí phù hợp để đón sáng và gió tự nhiên, tránh đặt giếng trời ở vị trí bị che khuất bởi các công trình xung quanh.
  • Cân nhắc yếu tố phong thủy, tránh đặt giếng trời ở vị trí phạm kỵ.

+ Kích thước:

  • Kích thước giếng trời cần phù hợp với diện tích nhà, đảm bảo lấy sáng và thông gió hiệu quả.
  • Tránh thiết kế giếng trời quá lớn, gây lãng phí diện tích và ảnh hưởng đến kết cấu nhà.

+  An toàn:

  • Lắp đặt hệ thống lan can, mái che an toàn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Sử dụng vật liệu chống trơn trượt cho sàn giếng trời.

+ Chống thấm:

  • Thi công hệ thống chống thấm hiệu quả để tránh tình trạng thấm dột, ảnh hưởng đến nội thất và kết cấu nhà.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm cho mái giếng trời, tường giếng trời và sàn giếng trời.

+ Hệ thống thông gió:

  • Lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên hoặc quạt thông gió để tăng cường lưu thông không khí trong giếng trời.
  • Thiết kế giếng trời thông thoáng, tránh bị bí bách.

+  Phong thủy:

  • Tham khảo ý kiến thầy phong thủy để thiết kế giếng trời hợp phong thủy, mang lại may mắn cho gia chủ.
  • Chọn màu sắc, vật liệu phù hợp với phong thủy.

+  Bảo trì:

  • Vệ sinh giếng trời định kỳ để đảm bảo thông thoáng và thẩm mỹ.
  • Kiểm tra hệ thống chống thấm, lan can, mái che định kỳ để đảm bảo an toàn.
    giếng trời

Nếu bạn có mong muốn thực hiện giếng trời cho ngôi nhà của bạn hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn thiết kế của xây dựng Hùng Anh. Với kinh nghiệm nhiều năm lĩnh vực xây nhà, sửa nhà trọn gói, thiết kế nhà trọn gói chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện ý tưởng và hoàn thiện căn hộ hoàn hảo nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *